Trong làn sóng bùng nổ kinh doanh trên TikTok, Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác, không ít người đang “đi buôn trong sương mù” khi thiếu hiểu biết pháp luật, dẫn đến hàng loạt hệ lụy, từ trốn thuế, tiếp tay bán hàng giả, hàng nhái, đến vi phạm quảng cáo. Do vậy, những bạn trẻ cần nhận diện ranh giới pháp lý để khởi

Những năm gần đây, TikToker, nhà sáng tạo nội dung số , KOC, KOL, reviewer... là những công việc nổi lên nhanh chóng và trở thành xu hướng nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Nếu có một hệ sinh thái tài khoản mạng xã hội có lượng tương tác đủ lớn, nhiều bạn trẻ đã trở thành người bán hàng thậm chí là "chủ doanh nghiệp online" mà không cần mặt bằng, bảng hiệu.

Hình thức kinh doanh này đang bùng nổ trên TikTok, Facebook, Instagram... với đủ loại hàng hóa, dịch vụ từ thời trang, thực phẩm, mỹ phẩm, đến khóa học kỹ năng, tư vấn tâm lý...

Tuy nhiên, bước đi nhanh của xu hướng kinh doanh online lại không đi cùng sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật... Điều này dẫn đến hàng loạt hệ lụy từ việc vô tình quảng bá hàng giả, hàng cấm, cho đến trốn thuế, tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng gây hại cho sức khỏe cộng đồng.

Điển hình, thời gian qua đã có không ít vụ TikToker bị khởi tố, bắt giam như chủ kênh "Gia đình Hải Sen", TikToker Vũ Hồng Phúc, TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs... vì bán hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, quảng cáo sai sự thật, trốn thuế.

Một mặt, đó là biểu hiện của thiếu đạo đức và lòng tham, mặt khác, chính họ cũng chưa tường minh về các hành lang pháp lý, "nhắm mắt", "tặc lưỡi" tiếp thị đến người tiêu dùng.

Người trẻ làm TikToker, kinh doanh online lưu ý gì để không vi phạm pháp luật?- Ảnh 1.

Nhóm TikToker nổi tiếng Hằng Du Mục, Quang Ling Vlogs... đã bị trả giá vì quảng cáo sai sự thật, bán hàng giả.

 
Người trẻ làm TikToker, kinh doanh online lưu ý gì để không vi phạm pháp luật?- Ảnh 2.

Chủ kênh TikToker "Gia đình Hải Sen" bị khởi tố.